Hỗ trợ trực tuyến
Hội KTS:
Cty Kiến Trúc:
Webmaster:
(+84) 63 3 821 379
Quy chế hoạt động Hội Kiến trúc sư Lâm Đồng (nhiệm kỳ 2010 - 2015)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---*---
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI KIẾN TRÚC SƯ LÂM ĐỒNG
(Nhiệm kỳ 2010 – 2015)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/11/QĐ-HKTS ngày 01 tháng 01 năm 2011
của Ban chấp hành Hội Kiến trúc sư Lâm Đồng)
Điều 1. Điều khoản chung
1. Toàn thể Hội viên Hội Kiến trúc sư Lâm Đồng hoạt động theo điều lệ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam và quy chế hoạt động của Hội Kiến trúc sư Lâm Đồng nhiệm kỳ 2010 – 2015. Nội dung hoạt động căn cứ vào Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ và các chương trình công tác được cụ thể hóa bằng các Nghị quyết thường kỳ của Ban chấp hành. Lấy việc xây dựng Hội Kiến trúc sư Lâm Đồng luôn vững mạnh, tiêu biểu về mọi mặt là mục tiêu trước mắt và lâu dài cho hoạt động của Hội.
2. Ban chấp hành Hội Kiến trúc sư Lâm Đồng căn cứ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động đối nội, đối ngoại của Hội và các nhiệm vụ chính trị của địa phương do Tỉnh ủy và UBND Tỉnh Lâm Đồng giao cho, phù hợp với tính chất là tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, vì lợi ích của toàn thể Hội viên Hội Kiến trúc sư và của giới kiến trúc Sư.
Điều 2. Tên gọi và Trụ sở
1. Tên gọi: Hội Kiến trúc sư Lâm Đồng
Tên tiếng Anh: Lam Dong Architecture Associate (LDAA)
2. Trụ sở: Hội Kiến trúc sư Lâm Đồng có trụ sở riêng và bộ phận văn phòng của Hội làm việc thường trực tại 116A đường 3/2 Thành phố Đà Lạt, có tài khoản và con dấu riêng.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Ban chấp hành:
a) Chủ tịch Hội - Phụ trách chung và là chủ tài khoản của Hội. Đại diện cho Hội Kiến trúc sư Lâm Đồng tham gia tư vấn phản biện về kiến trúc - quy hoạch;
b) Phó Chủ tịch Hội - Phụ trách công tác tổ chức xây dựng Hội và phát triển Hội viên, thay mặt Chủ tịch Hội khi Chủ tịch đi vắng;
c) 01 Ủy viên BCH - Trưởng ban kiểm tra, phụ trách công tác thi đua khen thưởng của Hội và cụm thi đua theo Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND ngày 26/02/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng. Trong ban kiểm tra có 02 ủy viên là Kiến trúc sư - Hội viên do Ban chấp hnh bầu chọn;
d) 01 Ủy viên BCH - là ủy viên thường trực Hội. Phụ trách công tác đối nội, đối ngoại và văn phòng Hội. Phụ trách kinh tế Hội. Làm chủ tịch và giám đốc Công ty Kiến trúc Lâm Đồng;
e) 01 Ủy viên BCH - Phụ trách chuyên môn. Theo dõi công tác hành nghề kiến trúc sư và công tác bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho kiến trúc sư. Trực tiếp là Chi hội trưởng Chi hội Sản xuất kinh doanh;
f) 01 Ủy viên BCH - Phụ trách công tác phê bình, lý luận kiến trúc - quy hoạch. Kết hợp với công tác quản lý nhà nước theo dõi chung tình hình phát triển kiến trúc – quy hoạch;
g) 01 Ủy viên BCH - Phụ trách Hội quán Kiến trúc sư.
2. Các Ban:
a) Ban kiểm tra gồm 01 Ủy viên BCH làm Trưởng ban và 02 Ủy viên là Hội viên (do Ban chấp hành bầu ra);
b) Ban kinh tế: gồm 01 Ủy viên BCH làm Trưởng ban và từ 2 – 3 Hội viên do BCH cử theo đề nghị của Ủy viên BCH phụ trách kinh tế;
c) Ban chuyên môn: gồm 01 Ủy viên BCH làm Trưởng ban và từ 3 – 5 Hội viên do BCH cử theo đề nghị của Ủy viên BCH phụ trách chuyên môn;
d) Ban lý luận, phê b́nh: gồm 01 Ủy viên BCH làm Trưởng ban và từ 3 – 5 Hội viên do BCH cử theo đề nghị của Ủy viên BCH phụ trách lý luận, phê b́nh.
3. Các chi hội trực thuộc:
a) Chi hội Kiến trúc sư khối các cơ quan quản lý Nhà nước và Sự nghiệp;
b) Chi hội Kiến trúc sư khối các doanh nghiệp hành nghề Kiến trúc;
c) Chi hội Kiến trúc sư Bảo Lộc.
Các chi hội Kiến trúc sư trực thuộc có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn căn cứ theo Quyết định thành lập số 02/QĐKT-HKTS ngày 01 tháng 01 năm 2006 và hoạt động thống nhất theo kế hoạch chung của Hội.
4. Văn phòng Hội:
Văn phòng Hội có 01 ủy viên thường trực phụ trách và 1 số cán bộ nhân viên của Công ty Kiến trúc Lâm Đồng kiêm nhiệm.
5. Công ty TNHH một thành viên Kiến trúc Lâm Đồng:
a) Hoạt động theo nội dung Giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh số 5800291558 cấp ngày 03 tháng 8 năm 2009 của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Lâm Đồng;
b) Chịu sự lãnh đạo và quản lý của Ban chấp hành Hội.
6. Hội quán Kiến trúc sư:
a) Nơi tổ chức các hoạt động của Hội và hội viên;
b) Nơi gặp gỡ, giao lưu của Hội viên, kiến trúc sư và nhưng người quan tâm đến hoạt động quy hoạch - kiến trúc.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chấp hành
1. Ngoài nhiệm vụ của Ban chấp hành được ghi tại điều 22 điều lệ Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Ban chấp hành còn có các nhiệm vụ:
a) Đề xuất và quyết định nội dung, nhiệm vụ hoạt động của Hội phát sinh ngoài khuôn khổ nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ phù hợp với yêu cầu mới;
b) Quản lý chỉ đạo các hoạt động chuyên môn của Hội phát triển mạnh, nề nếp;
c) Quản lý chỉ đạo các hoạt động kinh tế của Hội có hiệu quả và đúng pháp luật;
d) Quản lý chặt chẽ, đúng pháp luật nguồn tài chính của Hội để phục vụ cho các hoạt động của Hội.
2. Quyền hạn:
Quyết định việc thành lập chi Hội, tổ Hội, câu lạc bộ, các Ban, các bộ phận trực thuộc cần thiết khác phục vụ cho nhiệm vụ của Hội.
a) Xét chọn và đề nghị Ban chấp hành TW Hội kết nạp Hội viên mới;
b) Quyết định và đề nghị khen thưởng, xử lý kỷ luật Hội viên theo đúng điều lệ của Hội và luật Thi đua Khen thưởng;
c) Quyết định chủ trương việc tổ chức kiểm tra tài chính của Hội và các tổ chức trực thuộc của Hội Kiến trúc sư Lâm Đồng;
d) Ban hành qui chế hoạt động của Hội, chi hội, Công ty Kiến trúc Lâm Đồng và của các bo phận khác trực thuộc Hội;
e) Quyết định kiểm tra tư cách Hội viên;
f) Quyết định triệu tập Đại hội và Hội nghị toàn thể Hội viên khi cần thiết.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực Ban chấp hành, Ủy viên Ban chấp hành
1. Chủ tịch:
a) Phụ trách chung các hoạt động của Hội;
b) Chủ tài khoản của Hội Kiến trúc sư Lâm Đồng;
c) Quản lý tổ chức, nhân sự, tài chính của Hội;
d) Thay mặt Ban chấp hành ký ban hành các nghị quyết, quyết định thành lập các bộ phận trực thuộc Hội, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật Hội viên;
e) Tổ chức điều hành thực hiện nghị quyết của Đại hội nhiệm kỳ, nghị quyết của Ban chấp hành;
f) Thực hiện nhiệm vụ đối nội, đối ngoại thường xuyên của Hội;
g) Giải quyết các chế độ chính sách của Nhà nước đối với Hội;
h) Đề xuất các nội dung sinh hoạt của Hội trình Ban chấp hành quyết định;
i) Đại diện cho Hội Kiến trúc sư Lâm Đồng tham gia Hội đồng Kiến trúc quy hoạch của Tỉnh theo nghị quyết liên tịch giữa Bộ Xây dựng và Hội Kiến trúc sư Việt Nam;
j) Chủ trì các Hội nghị để tham gia tư vấn và phản biện của Hội;
k) Đại diện cho Hội là ủy viên UBMTTQVN tỉnh Lâm Đồng.
2. Phó Chủ tịch :
a) Phụ trách công tác tổ chức, nhân sự;
b) Phát triển Hội viên;
c) Tổ chức các hình thức để tập họp những ý kiến và kiến nghị của Hội viên trình Ban chấp hành Hội giải quyết;
d) Ký các văn bản khi Chủ tịch Hội đi vắng hoặc khi được ủy quyền.
3. Ủy viên thường trực BCH:
a) Xử lý công văn đến, công văn đi của Hội;
b) Thừa lệnh của Chủ tịch Hội ký các văn bản bo co nhanh, giấy mời, thông báo cho các cơ quan, Ban chấp hành v cho Hội vin;
c) Dự thảo các văn bản, quyết định, nghị quyết … liên quan đến Hội để trình Ban chấp hành cho ý kiến và trình Chủ tịch Hội ký ban hành;
d) Điều hành trực tiếp văn phịng Hội;
e) Dự các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất với Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội.
4. Nhiệm vụ các Ủy viên BCH:
a) Thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được phân công (chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện);
b) Tham dự đầy đủ các Hội nghị của Ban chấp hành để thảo luận các nội dung công tác của Hội;
c) Tham dự đầy đủ và chủ động các kế hoạch, ý kiến tại các Đại Hội, Hội nghị toàn thể Hội viên.
5. Nhiệm vụ của nhân viên văn phòng Hội:
a) Hoạt động kiêm nhiệm gắn với văn phòng của Công ty Kiến trúc Lâm Đồng;
b) Được hưởng mọi quyền lợi (chế độ, chính sách) theo quy chế tổ chức của Công ty Kiến trúc Lâm Đồng.
Điều 6. Nhiệm vụ của các Ban
1. Ban Kiểm tra:
Thực hiện theo điều 23 của Điều lệ (sửa đổi,bổ sung) Hội Kiến trúc sư Việt Nam (ban hành theo Quyết định số 1276/QĐ-BNV ngày 03/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) và các hướng dẫn có liên quan.
2. Ban Chuyên môn:
a) Tổ chức các Hội thảo chuyên đề về chuyên môn;
b) Phụ trách công tác thông tin tuyên truyền chuyên môn;
c) Tổ chức tư vấn chuyên môn theo yêu cầu các ngành, cac cấp, các nơi có yêu cầu;
d) Tổ chức theo dõi về sáng tạo Kiến trúc, giải thưởng Kiến trúc;
e) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn cho Hội viên và Kiến trúc sư;
f) Tổ chức sinh hoạt văn - thể – mỹ cho Hội;
g) Điều hành các hoạt động của Hội quán Kiến trúc sư Lâm Đồng;
h) Định kỳ 06 tháng một lần, có báo cáo các hoạt động chuyên môn cho Ban chấp hành bằng văn bản.
3. Ban Lý luận, phê b́nh:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức công tác lý luận, phê bình, phát triển chuyên môn;
b) Định kỳ 06 tháng một lần, có báo cáo các hoạt động lý luận, phê b́nh cho Ban chấp hành bằng văn bản.
Điều 7. Nhiệm vụ của văn phòng Hội, nhân viên văn phòng Hội
1. Tham mưu đề xuất và phục vụ các hoạt động của Hội và của Ban chấp hành Hội.
2. Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ theo qui định.
3. Nhân viên văn phòng Hội thực hiện công tác theo sự phân công của Ủy viên Ban chấp hành phụ trách văn phòng Hội, được hưởng mọi quyền lợi (chế độ, chính sách) theo quy chế tổ chức của Công ty Kiến trúc Lâm Đồng.
Điều 8. Sinh hoạt Hội, sinh hoạt Ban chấp hành
1. Đại hội toàn thể Hội viên do Ban chấp hành quyết định triệu tập 5 năm 1 lần.
2. Hội nghị toàn thể Hội viên do Ban chấp hành quyết định triệu tập, hoặc Ban chấp hành ủy quyền cho các Chi hội triệu tập toàn thể Hội viên của Chi hội (nội dung sinh hoạt do Ban chấp hành chuẩn bị), tối thiểu một năm một lần để tổng kết, đánh giá các hoạt động của Hội trong năm và xây dựng chương trình công tác của Hội cho năm tiếp theo.
3. Hội nghị Ban chấp hành 03 tháng họp một lần (theo Điều lệ). Trường hợp đột xuất do Chủ tịch Hội quyết định triệu tập.
4. Các Hội nghị chuyên môn được tổ chức theo yêu cầu thực tế.
Điều 9. Quản lý tài chính của Hội
1. Nguồn tài chính của Hội bao gồm:
a) Lợi nhuận của Công ty Kiến trúc Lâm Đồng và các hoạt động kinh tế khác của Hội (nếu có);
b) Ngân sách Nhà nước cấp (nếu có);
c) Các nguồn thu khác.
2. Tài chính của Hội được Ban chấp hành quản lý theo đúng các qui định hiện hành của Nhà nước, được Ban chấp hành quyết toán và báo cáo công khai trước Hội nghị toàn thể Hội viên.
Điều 10. Khen thưởng, kỷ luật
1. Khen thưởng :
Tất cả Hội viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động chuyên môn và hoạt động Hội sẽ được xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng tùy theo cấp độ khác nhau (căn cứ Luật Thi đua Khen thưởng).
2. Kỷ luật:
a) Hội viên vi phạm Điều lệ Hội:”Bỏ sinh hoạt, không đóng Hội phí trong một năm không có lý do, vi phạm pháp luật…tùy theo mức độ nặng nhẹ, phải chịu các hình thức kỷ luật như: cảnh cáo, xóa tên, khai trừ…” (theo Điều lệ Hội).
b) Hội viên bỏ sinh hoạt định kỳ của Hội và của Chi hội 03 lần không có lý do chính đáng sẽ chịu mức thông báo công khai trước toàn thể Hội viên.
Điều 11. Điều khoản thi hành
1. Tất cả các Hội viên Hội Kiến trúc sư Lâm Đồng có trách nhiệm thực hiện đúng theo quy chế này.
2. Các quy định trước đây của Hội Kiến trúc sư Lâm Đồng khác với quy chế này đều không còn hiệu lực thi hành./.